Danh mục tài liệu

101.Hướng dẫn trồng và chăm sóc cây ổi ổi dứa Newzealand

Ổi dứa là giống ổi chịu được hạn và chịu lạnh rất tốt. Đặc biệt hơn thời gian lạnh trong năm càng dài cây sẽ cho ra hoa sớm và tăng khả năng đậu quả.

MSTL: MS000075

Tác giả: Lê Khôi

Quốc gia: Việt Nam

102.Bệnh cúm gia cầm H5N8 và một số biện pháp tổng hợp phòng chống bệnh cúm gia cầm

Theo thông tin của Tổ chức Thú y Thế giới (OIE) và Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên Hợp quốc (FAO), từ năm 2014 đến nay, tổng cộng đã có 64 quốc gia, vùng lãnh thổ báo cáo phát hiện chủng virus cúm gia cầm (CGC) thể độc lực cao A/H5N8.

MSTL: MS000074

Tác giả: Liên Hương- Trung tâm Khuyến nông Quốc gia

Quốc gia: Việt Nam

103.Lưu ý chăn nuôi heo an toàn sinh học

Lưu ý chăn nuôi heo an toàn sinh học Để tái đàn heo thành công, phòng chống bệnh dịch tả heo châu Phi tốt, người nuôi cần thực hiện các biện pháp an toàn sinh học nghiêm ngặt.

MSTL: MS000073

Tác giả: khoahocphothong.com.vn

Quốc gia: Việt Nam

104.Kỹ thuật trồng na Thái đạt năng suất và chất lượng

Na Thái còn có tên là Na “Hoàng hậu” thuộc giống mãng cầu dai, có nguồn gốc từ Thái Lan, thuộc họ Na, ưu điểm trái lớn từ 0,5 đến 1kg/trái, ít hạt, vỏ mỏng, hương vị thơm ngọt đậm và mẫu mã đẹp nên được thị trường rất ưa chuộng, đặc biệt là trong dịp Tết Nguyên Đán. Cây trồng từ 16-18 tháng tuổi đã bắt đầu cho trái, nếu chăm sóc tốt cây có thể ra hoa, ra trái quanh năm. Đây là loại cây trồng ít kén đất, có tính thích nghi tốt, chịu được hạn nhưng không chịu úng. Tuy nhiên, khi trồng cần chú ý kỹ thuật canh tác, chăm sóc tốt cây mới cho năng suất cao và chất lượng tốt.

MSTL: MS000072

Tác giả: Nguyễn Thị Nguyệt - Nguyên Phó Chi cục Trưởng chi cục TT và BVTV tỉnh Bến Tre

Quốc gia: Việt Nam

105.Kỹ thuật ủ phân hữu cơ từ phụ phẩm trồng trọt và chất thải chăn nuôi bằng chế phẩm vi sinh vật

Phân hữu cơ là loại phân bón có chứa các chất dinh dưỡng đa, trung, vi lượng dưới dạng các hợp chất hữu cơ, dùng trong canh tác và sản xuất nông nghiệp. Phân hữu cơ có nguồn gốc và được hình thành từ tàn dư thân, lá cây, phụ phẩm sản xuất nông nghiệp, phân, chất thải của gia súc, gia cầm… Việc bón phân hữu cơ sẽ giúp cải tạo đất, tăng độ tơi xốp, phì nhiêu cho đất qua việc cung cấp, bổ sung các chất hữu cơ, mùn, vi sinh vật và trả lại lượng hữu cơ cho mặt đất.

MSTL: MS000071

Tác giả: Trung tâm khuyến nông Quốc gia

Quốc gia: Việt Nam

106.Ứng dụng các giải pháp phòng chống cúm gia cầm

Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Công điện số 163/CĐ-TTg ngày 8/2/2021 về việc tập trung triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp kiểm soát phòng, chống bệnh Cúm gia cầm và các chủng vi rút cúm gia cầm lây sang người. Theo báo cáo của các cơ quan quản lý chuyên ngành thú y địa phương, từ đầu năm 2021 đến ngày 15/3/2021, tình hình dịch bệnh trên gia súc, gia cầm có nhiều diễn biến phức tạp và có chiều hướng lây lan trên phạm vi rộng, cụ thể: Bệnh Cúm gia cầm đã xảy ra 59 ổ dịch tại 42 huyện của 20 tỉnh, thành phố với số gia cầm tiêu hủy trên 149.000 con. Kết quả giám sát chủ động cho thấy các loại mầm bệnh nêu trên lưu hành với tỷ lệ tương đối cao ở ngoài môi trường và ở quần thể gia súc, gia cầm; tổng đàn vật nuôi lớn, nhất là đàn gia cầm với gần 500 triệu con, trong khi chăn nuôi nhỏ lẻ chiếm tỷ trọng lớn; thời tiết bất lợi tao điều kiện thuận lợi cho các loại mầm bệnh và véc tơ truyền bệnh phát triển; gia tăng buôn bán, vận chuyển động vật, sản phẩm động vật. Nguy cơ dịch CGC A/H5N1 và A/H5N6 tiếp tục lây lan và xảy ra trên phạm vi rộng là rất cao, cần khẩn trương kiểm soát dịch bệnh CGC A/H5N1, A/H5N6 đang xảy ra tại các địa phương, đồng thời chủ động ngăn chặn các chủng vi rút CGC xâm nhiễm từ nước ngoài vào Việt Nam.

MSTL: MS000062

Tác giả: Ts Nguyễn Văn Bắc – Trung tâm Khuyến nông Quốc gia

Quốc gia: Việt Nam

107.Các giải pháp xử lý môi trường trong chăn nuôi góp phần xây dựng nông thôn mới

Việt Nam đang trên con đường đổi mới và đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), đã trở thành một phong trào rộng lớn, tạo sự chuyển biến tích cực về nhận thức trong cả hệ thống chính trị và toàn xã hội. Với sự vào cuộc quyết liệt của nhiều cấp ủy, chính quyền các cấp, sự hưởng ứng và tham gia tích cực của người dân, Chương trình NTM đã đạt được kết quả bước đầu khả quan. Tuy nhiên, theo đánh giá của các chuyên gia, Khi xây dựng NTM, các tiêu chí có thể đạt được, nhưng về tiêu chí môi trường là tiêu chí khó thực hiện nhất.

MSTL: MS000063

Tác giả: Ts Nguyễn Văn Bắc – Trung tâm Khuyến nông Quốc gia

Quốc gia: Việt Nam

MSTL: MS000065

Tác giả: Trung tâm Thông tin và Ứng dụng KH&CN tỉnh BR-VT

Quốc gia: Việt Nam

MSTL: MS000064

Tác giả: Trung tâm Thông tin và Ứng dụng KH&CN tỉnh BR-VT

Quốc gia: Việt Nam

MSTL: MS000066

Tác giả: Trung tâm Thông tin và Ứng dụng KH&CN tỉnh BR-VT

Quốc gia: Việt Nam

MSTL: MS000067

Tác giả: Trung tâm Thông tin và Ứng dụng KH&CN tỉnh BR-VT

Quốc gia: Việt Nam

MSTL: MS000068

Tác giả: Trung tâm Thông tin và Ứng dụng KH&CN tỉnh BR-VT

Quốc gia: Việt Nam

MSTL: MS000069

Tác giả: Trung tâm Thông tin và Ứng dụng KH&CN tỉnh BR-VT

Quốc gia: Việt Nam

MSTL: MS000070

Tác giả: Trung tâm Thông tin và Ứng dụng KH&CN tỉnh BR-VT

Quốc gia: Việt Nam

115.Kỹ thuật trồng và chăm sóc mảng cầu xiêm

Ở Việt Nam mãng cầu xiêm được trồng nhiều ở các tỉnh Miền Tây trong đó có Hậu Giang. Mãng cầu xiêm cho trái cây quanh năm nhưng mùa chính vụ là từ tháng 7 đến tháng 10 hằng năm. Trái trung bình nặng từ 1-3 kg mang lại hiệu quả kinh tế khá cao cho người dân vùng nhiễm phèn và xâm nhập mặn. Hiện nay toàn tỉnh Hậu Giang có khoảng 630,96 ha trồng mãng cầu xiêm, nhiều nhất lần lượt là huyện Phụng Hiệp 280 ha, huyện Châu Thành 110 ha, thị xã Ngã Bảy 102 ha, huyện Long Mỹ 80 ha trồng mãng cầu xiêm ghép gốc bình bát… diện tích trồng đang có xu hướng mở rộng trên địa bàn tỉnh Hậu Giang (Sở KHCN tỉnh Hậu Giang 2017). Với giá thương phẩm hiện nay rất hấp dẫn người dân về hiệu quả kinh tế, bên cạnh đó trái mãng cầu xiêm còn có nhiều công dụng khác như làm mứt, làm rượu…

MSTL: MS000057

Tác giả: Trung tâm Khuyến nông Hậu Giang

Quốc gia: Việt Nam

116.Kỹ thuật trồng thâm canh quýt đường

I. THIẾT KẾ MƯƠNG LÍP: 1. Đối với những hộ đã có líp sẵn: - Nên đốn bỏ những cây tạp, làm sạch cỏ dại trước khi trồng cây. - Tiến hành đắp mô trước khi trồng: + Mô cao 40 - 60 cm và đường kính mô 80 -100 cm. + Đất làm mô là lớp đất mặt hoặc đất bãi bồi ven sông phơi khô. + Làm mô để nâng cao tầng canh tác.

MSTL: MS000058

Tác giả: Trung tâm Khuyến nông Hậu Giang

Quốc gia: Việt Nam

117.Kỹ thuật chăn nuôi heo an toàn sinh học

Hiện nay, việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào thực tế chăn nuôi heo ở Hậu Giang đã và đang phát triển mạnh mẽ, nhất là việc cải tạo nguồn con giống, cải thiện phương pháp chăn nuôi, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật mới trong chăn nuôi heo an toàn. Để cung cấp thêm cho bà cho bà con chăn nuôi heo những hiểu biết tường tận hơn trong việc nuôi heo theo phương pháp "An toàn sinh học" nhằm mục đích giúp cho bà con chăn nuôi hạn chế tối đa tình hình dịch bệnh, sản phẩm chất lượng, an toàn, bảo vệ môi trường chăn nuôi và sức khỏe cộng đồng.

MSTL: MS000059

Tác giả: Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư Hậu Giang

Quốc gia: Việt Nam

118.Kỹ thuật nuôi cá thát lát cườm

Tỉnh Hậu Giang với điều kiện tự nhiên, cùng với hệ thống sông rạch chằng chịt, nguồn nước ngọt dồi dào đã tạo môi trường thuận lợi cho việc phát triển Nuôi trồng thủy sản nước ngọt của Tỉnh. Trong các kế hoạch, chương trình phát triển sản xuất nông nghiệp, thủy sản được xem là thế mạnh thứ hai trong việc góp phần tăng trưởng của ngành Nông nghiệp. Vì thế, Tỉnh đã xác định mục tiêu đầu tư phát triển các mô hình nuôi thủy sản nước ngọt. Bên cạnh đó, cá thát lát là đối tượng cá nước ngọt đặc trưng của vùng đồng bằng sông Cửu long, đặc biệt là khi nuôi tại vùng đất Hậu Giang thì không chỉ sản lượng đạt cao mà chất lượng thịt của cá cũng ngon hơn, đặc trưng hơn các vùng khác. Chính vì thế, cá thát lát đã trở thành một trong những loại thủy sản đặc trưng tạo nên thương hiệu của Hậu Giang. Hiện nay trên địa bàn tỉnh Hậu Giang nuôi tập trung tại các huyện Long Mỹ, Phụng Hiệp, Vị Thủy và TP. Vị Thanh, chủ yếu với hai hình thức nuôi chính là: nuôi thâm canh trong ao đất và nuôi thâm canh trong vèo lưới.

MSTL: MS000060

Tác giả: Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư Hậu Giang

Quốc gia: Việt Nam

119.Kỹ thuật nuôi cá Rô đồng thương phẩm

Cá rô đồng (Anabas testudineus) là loài cá bản địa vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) là một trong những loài cá nước ngọt có giá trị kinh tế cao, thịt ngon, rất được ưa chuộng trên thị trường, đồng thời chúng lại dễ nuôi. Cá rô đồng được nuôi phổ biến ở các tỉnh ĐBSCL như An Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ, Hậu Giang…

MSTL: MS000061

Tác giả: Trung tâm Khuyến nông Hậu Giang

Quốc gia: Việt Nam

120.Kỹ thuật nuôi cá kèo thương phẩm hiệu quả

Mặc dù nuôi cá kèo thương phẩm trong ao đất đã được xem là mô hình phổ biến; tuy nhiên để nuôi thành công và mang lại hiệu quả kinh tế thì việc nắm vững kỹ thuật xử lý ao nuôi, cho ăn, chăm sóc là vô cùng cần thiết.

MSTL: MS000055

Tác giả: Bích Hòa

Quốc gia: Việt Nam

Liên kết

Thống kê truy cập

Tổng số lượng truy cập
639868
Số người Online
1