Đáp:
Bọ trĩ là côn trùng gây hại trên nhiều loại cây trồng như cây ăn quả, cây lương thực, các loại cây rau màu…..Chúng gây hại trên lá non, đọt non ….. Cây bị bọ trĩ gây hại sinh trưởng kém giảm năng suất, nếu bị bệnh nặng có thể thất thu.
Vết chích của bọ trĩ gây ra vết thương tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn và nấm xâm nhập gây bệnh; đồng thời bọ trĩ còn là tác nhân truyền các bệnh do virus gây ra. Trên cây bớ, bọ trĩ là côn trùng hại chủ yếu.
Bọ trĩ gây hại chủ yếu trên lá và đọt non của cây; làm mép lá non cong lên trên; lá bị hại màu xanh nhạt hơn bình thường; làm phiến lá non phồng rộp, gân lá biến dạng, chồi non kém phát triển. Bọ trĩ chích hút giai đoạn ớt đang ra hoa có thể làm rụng hoa, trái phát triển không bình thường.
Biện pháp phòng trừ:
Trồng ớt đúng mật độ, bón phân cân đối, bấm ngọn, tỉa chồi làm cho cây phát triển tốt, ruộng ớt luôn thông thoáng.
Thăm ruộng thường xuyên phát hiện sớm để có biện pháp ngăn chặn hiệu quả ngay từ đầu. Thu gom và tiêu huỷ tàn dư cây ớt bị nhiễm bọ trĩ.
Sử dụng thiên địch: thiên địch có vai trò rất quan trọng giúp cân bằng hệ sinh thái cũng như hạn chế sự bùng phát mật số của bọ trĩ, một số loài thiên địch quan trọng đối với bọ trĩ được ghi nhận như: nhện bắt mồi - Amblydromalus limonicus, bọ xít bắt mồi - Orius laevigatus, bọ xít đen Orius insidiosus.
Phun phòng khi cây ớt ra lộc non. Phun thuốc ướt đẫm tán lá, phun thuốc tập trung vào mặt dưới lá ớt, những lá khuất trong bóng râm nơi bọ trĩ trú ẩn. Phun vào buổi sáng hay buổi chiều lúc bọ trĩ hoạt động mạnh.
Sử dụng luân phiên các loại thuốc với cơ chết tác động khác nhau, hạn chế hình thành tính kháng của bọ trĩ, có thể luân phiên: Brightin 4.0EC liều 8ml/20L hoặc Actimax 50WG liều 15g/20L luân phiên với Thiamax 25WG liều 5g/20L. Khi mật số bọ trĩ ở mức cao, kết hợp Thiamax 25WG với Carbosan 25EC liều 50ml/20L.
Theo http://www.khoahocchonhanong.com.vn/ong-thiem-o-quang-tri-hoi-bien-phap-dieu-tri-bo-tri-hai-ot-hieu-qua.html