Hỏi đáp

Hỏi: Cho e hỏi chim bồ câu có thể áp dụng mô hình 1 trống 2 mái không ạ?

Đáp: Chim bồ câu thuộc loài đơn phối. Khi đến tuổi trưởng thành một trống một mái cặp với nhau thành một cặp. Chúng giao phối và cùng nhau ấp trứng và nuôi con. 

Hỏi: Xin cho biết Kỹ thuật bón phân cho cây bưởi 14 năm như thế nào?

Đáp: Để bón phân cho cây bưởi 14 năm tuổi, anh Nam có thể áp dụng biện pháp kỹ thuật

Hỏi: Cho em hỏi cách phòng và trị bệnh rụng lá ở hoa hồng vào mùa mưa?

Đáp: Hiện tượng rụng lá trên cây hoa hồng vào mùa mưa là hiện tượng phổ biến.

Hỏi: Đặc điểm của bệnh Viêm da nổi cục trên trâu, bò và Đường truyền lây của bệnh Viêm da nổi cục trên trâu, bò như thế nào?

Đáp: Bệnh Viêm da nổi cục - VDNC (tên tiếng Anh là Lumpy Skin Disease, viết tắt là LSD), còn được gọi là bệnh da sần, là bệnh truyền nhiễm do một loại vi rút thuộc họ Poxviridae, chi Capripoxvirus gây ra trên trâu, bò (cùng chi với vi rút gây bệnh Đậu trên dê, cừu);

Hỏi: Các khuyến cáo nuôi trồng thuỷ sản trong thời tiết mùa mưa bão cần lưu ý những gì?

Đáp: Thực hiện thả nuôi thủy sản theo khung lịch mùa vụ do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành. Khuyến cáo người nuôi không nên thả giống khi điều kiện thời tiết diễn biến bất lợi.

Hỏi: Bệnh khô trái trên cây ớt là bệnh gì? cách khắc phục?

Đáp: Bệnh khô trái trên cây ớt có thể là bệnh thán thư. Bệnh do nấm gây ra. 

Hỏi: Tại sao gia súc, gia cầm hay bị mắc bệnh?

Đáp: Trong quá trình sống, gia súc, gia cầm phải chống đỡ với những tác động bất lợi của môi trường để duy trì sự hoạt động bình thường của cơ thể. Những tác động đó có thể do thiên nhiên gây ra như nóng, lạnh, ẩm độ cao, mưa dầm, lũ lụt, khô hạn, hoặc do cách quản lý chăm sóc và nuôi dưỡng kém như chuồng trại thiếu thông thoáng, có nhiều khí độc, thức ăn lẫn chất độc, thiếu vitamin và nguyên tố vi lượng v.v...

Hỏi: Phòng bệnh cháy lá xoài?

Đáp: Những đốm bệnh bất dạng màu nâu, đường kính từ 5 mm trở lên thường xuất phát từ mép lá, chóp lá đi vào, sau đó chúng lớn nhanh với kích thước bệnh có thể 10 – 30 mm, có màu nâu xám. Trong điều kiện mùa khô có thể thấy các ổ nấm màu đen trên bề mặt vết bệnh. Những lá bệnh có thể không rụng và còn tồn tại dai dẳng trên cây bệnh, bệnh không gây nguy hại nhiều cho cây.

Hỏi: Cách Phòng trừ rầy nâu hại lúa chiêm xuân?

Đáp: Rầy nâu dùng vòi chích hút nhựa làm cho lúa khô héo, để lại trên lá, thân cây một vệt nâu cứng, cản trở luân chuyển nước và chất dinh dưỡng. Mật độ cao gây ra hiện tượng cháy rầy.

Hỏi: Cách phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ hại lúa mùa?

Đáp: Sâu non nhả tơ cuốn dọc lá lúa thành bao thẳng đứng và nằm trong đó ăn phần chất xanh trên mặt lá để lại lớp màng trắng làm giảm diện tích quang hợp và mất diệp lục tố gây tổn thất đến năng suất và chất lượng nông sản.

Liên kết

Thống kê truy cập

Tổng số lượng truy cập
436509
Số người Online
1